Đăng Ký Học
Ngày 14/03/2021 17:42:05, lượt xem: 1973
Năm Ất Dậu
Năm mà ông bà ta vẫn quen gọi là “năm đói”
Năm mà đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người
Và cũng năm đó
Đã để lại trong mỗi người những ám ảnh
Để rồi 10 năm sau
Có một người nghệ sĩ
Đã cầm bút và trải lòng về nạn đói
Về câu chuyện tình yêu cổ tích
Nảy nở từ những tối tăm của cuộc đời
Đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân
Thiên truyện viết về anh Tràng khờ khệch, trẻ con
Người được mặc định với số phận sẽ ế vợ
Về một người đàn bà không tên tuổi, không gia đình, không quê hương
Về tình yêu, về hôn nhân của họ
Được bắt đầu từ lời tỏ tình là vài câu nói tầm phơ tầm phào
Từ lễ vật cầu hôn là 4 bát bánh đúc
Và cứ thế thị cùng Tràng trở về nhà
Nhìn thấy trước mắt
Là ngôi nhà “nằm rúm ró” trên mảnh vườn
Thị bỗng nén đau thương
Tràng nhìn vợ mình ngồi “mớn” ở góc giường
Không hiểu vì sao “nó lại buồn thế nhỉ”
Khi bà cụ Tứ trở về
Ngạc nhiên, sững sờ khi thấy người đàn bà lạ mặt
Lắng nghe con trai nói
Lòng bà dần hiểu ra biết bao nhiêu điều
Cả cuộc đời lam lũ vất vả
Giờ đây, bà thấy chua xót cay đắng
Một giọt nước mắt bỗng rơi xuống
Nhưng rồi khi
Sáng hôm sau, thức dậy
Một cuộc sống mới mở ra cho cả ba
Anh Tràng như “người từ giấc mơ đi ra”
Thị hiền hậu, đúng mực, tươi tắn hẳn lên
Bà cụ Tứ “xăm xắn” cùng con dâu dọn nhà
Trong bữa cơm
Cùng nồi ché khoán
Bỗng đâu đó có tiếng trống thúc thuế
Khiến cả ba người bỗng sực tỉnh
Nói về câu chuyện đám người đi phá kho thóc Nhật
Và về chuyện tương lai
Lá cờ đỏ sao vàng
Cách mạng huy hoàng, chiến thắng
Việt Nam độc lập – tự do.
70 năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau, sự ám ảnh khi chị được nghe kể lại về nạn đói năm Ất Dậu vẫn còn là một ám ảnh kinh hoàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nạn đói kém nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…”.
Vào mỗi sáng sớm thức dậy, người ta không còn nghe thấy tiếng chim hót véo von, không còn thấy không khí trong lành, không còn thấy người đi làm đồng, đi chợ mà họ thấy tiếng khóc tỉ tê, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, xác người nằm còng queo bên đường, mùi gây của xác người bốc lên và đau đớn hơn là cảnh thu gom xác người như thu gom rác. Ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết, giữa trần gian và địa ngục thật đỗi mong manh.
Giữa khung cảnh thê lương ấy, có một câu chuyện tình yêu đã nảy nở bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ hy sinh, ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”.
BÀI VIẾT THUỘC VỀ TEAM CHUYÊN MÔN CỦA HỌC VĂN CHỊ HIÊN
---------------------------------------
Để hiểu hơn về toàn bộ các tác giả cùng kiến thức tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 và nhiều thông tin bổ ích khác nữa hãy nhanh sở hữu bộ SỔ TAY VĂN HỌC nhé! Hãy xem bản đọc thử SỔ TAY VĂN HỌC THƠ và SỔ TAY VĂN HỌC VĂN XUÔI nhé.
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan